Thuế Hiểu Như Thế Nào Cho Đúng ?

Thuế là gì ? Tại sao phải đóng thuế ? Tác dụng của thuế như thế nào ? Tất tần tật về thuế mà bạn có thể chưa biết sẽ được chia sẻ trong bài viết này. Cho đến nay vẫn chưa có một khái niệm nào trên thế giới thống nhất về thuế. Đứng ở các góc độ khác nhau của các nhà kinh tế khác nhau lại có một khái niệm khác nhau về thuế.

Thuế là gì ? Tại sao phải đóng thuế ?
Nội Dung Bài Viết
Hiện nay chưa có khái niệm nào trên thế giới thống nhất về thuế. Chính vì thế ở các góc độ khác nhau của các nhà kinh tế lại có một khái niệm về thuế, hầu hết đều khác nhau
Trong số những khái niệm phổ biến về thuế đó là “Thuế là một khoản thu bắt buộc, không bồi hoàn trực tiếp của Nhà nước đối với các tổ chức và các cá nhân nhằm đáp ứng nhu cầu chi tiêu của Nhà nước vì lợi ích chung”.
Theo wikipedia định nghĩa thuế là một khoản phí tài chính bắt buộc hoặc một số loại thuế khác áp dụng cho người nộp thuế (một cá nhân hoặc pháp nhân) phải trả cho một tổ chức chính phủ để tài trợ cho các khoản chi tiêu công khác nhau.
Việc không trả tiền, cùng với việc trốn tránh hoặc chống lại việc nộp thuế. Sẽ bị pháp luật trừng phạt.
Thuế bao gồm thuế trực tiếp hoặc gián tiếp và có thể được trả bằng tiền. Hoặc tương đương với giá trị lao động của nó. Lần đánh thuế đầu tiên được biết đến diễn ra ở Ai Cập cổ đại vào khoảng năm 3000-2900 TCN.
Hầu hết các quốc gia đều có một hệ thống thuế để trả cho các nhu cầu quốc gia, chung hoặc thỏa thuận và các chức năng của chính phủ.
Một số đánh thuế tỷ lệ phần trăm cố định đối với thu nhập hàng năm của cá nhân, nhưng hầu hết các loại thuế dựa trên số tiền thu nhập hàng năm.
Hầu hết các quốc gia đều đánh thuế thu nhập cá nhân cũng như thuế thu nhập doanh nghiệp. Các quốc gia hoặc tiểu đơn vị cũng thường áp thuế tài sản, thuế thừa kế, thuế bất động sản, thuế quà tặng, thuế bán hàng, thuế lương hoặc thuế quan.

Tại sao phải đánh thuế? Đặc điểm của thuế
Khi xã hội loài người được hình thành cần có một tổ chức lãnh đạo được lập ra và hoạt động nhằm đem đến lợi ích cho tất cả mọi người.
Điều này đặt ra phải có một quỹ chung để thực hiện và chi cho các công việc cần thiết thuế được hình thành. Hiện nay, thuế đã trở thành một công cụ không thể thiếu dù ở bất cứ xã hội nào. Nhà nước đặt ra chế độ thuế khóa do dân cư đóng góp để có tiền chi tiêu cho sự tồn tại và hoạt động của mình.
Lịch sử về Thuế
Lần đánh thuế đầu tiên được biết đến diễn ra ở Ai Cập cổ đại vào khoảng năm 3000-2900 TCN.
Lịch sử thuế việt từ năm 1945
Ngày 10/9/1945, Bộ trưởng Bộ Nội vụ Võ Nguyên Giáp đã thay mặt Chủ tịch Chính phủ lâm thời ký Sắc lệnh số 27/SL lập ra Sở Thuế quan và Thuế gián thu. Quyết định này là cơ sở pháp lý và là tiền đề cho ngành Thuế Việt Nam ra đời và phát triển. Ngày 06/08/2010, Thủ tướng Chính phủ ký Quyết định số 1370/QĐ-TTg lấy ngày 10 tháng 9 là “Ngày Truyền thống của ngành Thuế Việt Nam” ghi nhận sự cống hiến và bề dày thành tích của hệ thống Thuế trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Các Nguyên Tắc về Thuế
Các nguyên tắc đánh thuế sau đây là những nguyên tắc cơ bản. Cần phải được tuân thủ trong việc ban hành pháp luật, tổ chức và quản lí thu thuế:
Thứ nhất:
đánh thuế phải đảm bảo công bằng. Nguyên tắc này được hiểu là mọi đối tượng có năng lực chịu thuế đều phải nộp thuế và mọi người có điều kiện liên quan đến thuế như nhau phải được đối xử về thuế như nhau.
Tính công bằng vẫn được đảm bảo trong cả trường hợp có sự khác nhau về điều kiện, thể hện ở việc nếu có điều kiện khác nhau thì những đối tượng khác nhau nhưng cùng loại thì phải được đối xử với nhau tương ứng.
Các đối tượng có điều kiện như nhau phải nộp những loại thuế giống nhau và những đối tượng khi có đủ điều kiện để được khuyến khích, ưu đãi về thuế cũng được hưởng sự đối xử tương ứng.
Thứ hai:
Đánh thuế phải đảm bảo cân bằng lợi ích giữa nhà nước và người nộp thuế. Việc đánh thuế vừa phải đảm bảo nguồn thu cho ngân sách nhà nước vừa phải đảm bảo người nộp thuế không phải nôp số thuế quá lớn.
Nếu tổng số thuế phải trả quá lớn, đời sống nhân dân lao động không được đảm bảo, nền kinh tế sẽ bị trì trệ một cách gián tiếp; tình trạng trốn thuế sẽ xảy ra.
Còn nếu thuế thu được quá ít sẽ ảnh hưởng đến hoạt động của Nhà nước, ảnh hưởng đến sự phát triển của đất nước.
Do vậy cần có sự hài hòa giữa lợi ích nhà nước và người nộp thuế. Cân bằng sao cho không gây phản ứng thuế của người dân mà Nhà nước vẫn duy trì được hoạt động của mình.
Khi ban hành một loại thuế, không những xem xét nhu càu chi tiêu của Chính phủ mà còn cần tính toán đến khả năng tài chính của người nộp thuế, cụ thể số thuế phải nộp đó sẽ chiếm bao nhiêu phần trong thu nhập, doanh thu của người nộp thuế hay mức thuế đưa ra có gây ảnh hưởng quá lớn đến thu nhập hay không…
Thứ ba:
Đánh thuế phải đảm bảo dễ hiểu, đạt hiệu quả. Nội dung của nguyên tắc này là các loại thuế phải đảm bảo rõ ràng, dễ hiểu cho mọi đối tượng và có tính ổn định đồng thời hệ thống thuế phải được tổ chức sao cho chi phí quản lí thuế không cao hơn mức mà mục tiêu đề ra cho phép.
Cũng như những văn bản pháp luật khác, văn bản pháp luật về thuế khi được ban hành cần phải rõ ràng, dễ hiểu để các đối tượng có liên quan dễ dàng thực hiện, nhất là việc quy định về các loại thuế và cách tính thuế.
Đồng thời, khi ban hành một loại thuế cũng cần phải cân nhắc và tính toán đến mối tương quan giữa tổng thu dự tính đạt được và chi phí dự tính chi trả cho việc thu và quản lí thuế. Tránh không được để xảy ra việc mức phí bỏ ra cho hoạt động thu một loại thuế nào đấy cao hơn mức thuế thu được.
Thứ tư:
Đánh thuế phải đảm bảo không xảy ra tình trạng một đối tượng tính thuế phải chịu một loại thuế nhiều lần. Khi ban hành một loại thuế cần tránh tình trạng thuế chồng lên thuế.
Để đảm bảo được nguyên tắc này thì hệ thống pháp luật thuế của một quốc gia phải “bóc tách” những phần của đối tượng tính thuế đã nằm trong diện chịu loại thuế đó ở giai đoạn trước.
Bên cạnh đó, hệ thống pháp luật thuế giữa các quốc gia cũng cần tính tới khả năng các nhà đầu tư, công dân của quốc gia này nhưng có đối tượng tính thuế ở một quốc gia khác, để tránh cho việc trùng lặp không xảy ra khi xây dựng hệ thống pháp luật thuế.
Cần tham khảo, tìm hiểu về pháp luật thuế ở các quốc gia khác trước khi xây dựng pháp luật ở nước mình. Ví dụ như giữa Việt Nam và Ba Lan có kí kết Hiệp định về tránh đánh thuế hai lần và ngăn ngừa việc trốn lậu thuế đối với thuế đánh vào thu nhập.
Vai trò và tác dụng của thuế
Thuế giữ vai trò quan trọng trong xã hội hiện tại. Nếu không có thuế nhà nước sẽ không thể hoạt động vững mạnh.
Nguồn thu của ngân sách nhà nước:
Thuế được coi là khoản thu quan trọng nhất, mang tính chất ổn định lâu dài
Và khi nền kinh tế càng phát triển thì khoản thu này càng tăng.
Công cụ góp phần điều chỉnh các mục tiêu kinh tế vĩ mô: Góp phần thực hiện chức năng kiểm kê, kiểm soát, quản lý hướng dẫn và khuyến khích phát triển sản xuất, mở rộng lưu thông đối với tất cả các thành phần kinh tế theo hướng phát triển của kế hoạch nhà nước, góp phần tích cực vào việc điều chỉnh các mặt mất cân đối lớn trong nền kinh tế quốc dân.
Căn cứ vào nhiều tiêu thức khác nhau mà người ta phân thuế ra thành nhiều loại để có thể dễ dàng quản lý.
Phân loại theo hình thức thu gồm:
- Thuế trực thu: Là loại thuế thu trực tiếp vào khoản thu nhập, lợi ích thu được của các tổ chức kinh tế. Hoặc cá nhân. VD: thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế thu nhập cá nhân, thuế chuyển nhượng quyền sở hữu đất.
- Thuế gián thu: Là loại thuế do các nhà sản xuất, thương nhân. Hoặc người cung cấp dịch vụ nộp cho Nhà nước thông qua việc cộng số thuế này vào giá bán cho người tiêu dùng chịu. VD: Thuế giá trị gia tăng, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế xuất nhập khẩu.
Phân loại theo tính chất hành chính gồm:
- Thuế nhà nước (quốc gia): nộp vào ngân sách trung ương
- Thuế địa phương: nộp vào ngân sách chính quyền địa phương
Cách phân loại này thường được sử dụng trong kế toán quốc gia. Dựa vào cách tổ chức quản lý thu và cấp ngân sách thụ hưởng chúng.
Phân loại thuế theo tính chất kinh tế gồm có:
- Dựa theo yếu tố kinh tế bị đánh thuế:
- Thuế được chia thành thuế đánh vào thu nhập,
- thuế đánh vào tài sản tiêu dùng,
- thuế đánh vào tài sản,
- thuế đánh vào doanh nghiệp
- Dựa theo yếu tố và tác nhân kinh tế chịu thuế:
- Thuế có các loại gồm thuế đánh vào doanh nghiệp như
- Thuế môn bài,
- thuế xuất nhập khẩu
- thuế thu nhập cá nhân,
- thuế tài nguyên,
- thuế tiêu thụ đặc biệt, phí,
- lệ phí khác, tiền thuế đất, thuế đánh vào hộ gia đình, thuế đánh vào sản phẩm.
- Thuế có các loại gồm thuế đánh vào doanh nghiệp như
- Dựa theo lĩnh vực, thuế được phân chia theo các lĩnh vực kinh tế bị đánh thuế:
- Ví dụ thuế đánh vào bảo hiểm,
- thuế đánh vào tiết kiệm,
- thuế đánh vào bất động sản…
Kế toán thuế
Kế toán thuế là một trong những vị trí không thể thiếu ở mỗi doanh nghiệp trong xã hội hiện đại. Quá trình phát triển buôn bán thương mại ngày một tăng cao. Kiểm soát thuế là một trong những vấn đề vô cùng khó khăn không chỉ đối với nhà nước mà còn đối với mỗi doanh nghiệp.

Nghiệp vụ của kế toán thuế là gì?
Nghiệp vụ kế toán thuế xảy ra thường xuyên và định kỳ đảm bảo quyền. Và nghĩa vụ nộp thuế của doanh nghiệp đối với Nhà nước.
Kế toán thuế có ý nghĩa quan trọng. Các thông tin mua bán trao đổi được kế toán thuế lưu trữ.
Và tổng hợp làm căn cứ xác định thuế mà doanh nghiệp.
Các tổ chức kinh tế hoạt động kinh doanh phải nộp cho nhà nước.
Trước kia kế toán thuế thường quản lý hóa đơn, chứng từ giấy.
Điều này khiến cho kế toán thuế rất bận và quá tải công việc. Còn thường xuyên xảy ra các sai sót không đáng có.
Phần mềm hóa đơn điện tử ra đời đánh dấu một bước ngoặt mới trong việc áp dụng công nghệ. Và quản lý sản xuất.
Hóa đơn điện tử giúp kế toán thuế có thể quản lý, tra cứu hóa đơn mọi lúc mọi nơi, xuất lập hóa đơn nhanh chóng dễ dàng, đặc biệt chi phí lưu trữ, vận chuyển, bảo quản hóa đơn chứng từ được giảm xuống tối đa đem đến hiệu quả tối ưu cho doanh nghiệp.
Thuế được công khai minh bạch đảm bảo cho một xã hội phát triển vững mạnh. Chính vì thế nộp thuế vừa là trách nhiệm vừa là nghĩa vụ của các doanh nghiệp.